Skip to main content

(Sức khỏe mỗi ngày) Một số loại nước uống dân gian giúp `đánh bay ` sỏi đường tiết niệu

Tại sao bị sỏi đường tiết niệu?
Quá trình hình thành sỏi đường tiết niệu rất phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra.
Hòn sỏi có một cấu trúc đặc thù gồm 2 yếu tố:
- Chất mucoprotein có tác dụng như chất keo kết dính các tinh thể với nhau để tạo sỏi.
- Các tinh thể của các chất bình thường được hòa tan trong nước tiểu, chủ yếu là calci và oxalate, ngoài ra còn có phosphate, magne, urat, cystine.
Khi nước tiểu bị cô đặc quá mức hoặc khi pH nước tiểu thay đổi thì các chất hòa tan trong nước tiểu sẽ kết tinh lại thành các tinh thể, và các tinh thể sẽ bị loại trừ theo dòng nước tiểu, cần phải có chất mucoprotein thì các tinh thể mới liên kết được với nhau để tạo ra hòn sỏi. Nhiễm trùng tiết niệu dễ gây kết tụ sỏi. Những bất thường ở đường tiết niệu làm chậm hoặc bế tắc dòng nước tiểu dễ gây kết tụ sỏi.


Các yếu tố nguy cơ tăng tạo sỏi:
- Rối loạn về chuyển hóa.
- Rối loạn về nội tiết.
- Yếu tố môi trường.
- Chế độ ăn.
- Các bất thường về giải phẫu của đường tiết niệu.
Sau khi được hình thành trong đường tiết niệu, hòn sỏi khi còn nhỏ thông thường sẽ đi theo dòng nước tiểu và được tống ra ngoài. Nhưng nếu hòn sỏi bị vướng lại ở một vị trí nào đó trên đường tiết niệu nó sẽ to ra gây bế tắc ứ đọng nước tiểu, lâu ngày sẽ đưa đến các biến chứng là:
- Ứ nước thận niệu quản.
- Nhiễm trùng.
- Phát sinh thêm các hòn sỏi khác.
Và cuối cùng sẽ phá hủy dần phần thận đã sản sinh ra nó gây ra thận mất chức năng, suy thận, thận mủ.
Trong trường hợp sỏi niệu quản 2 bên, có thể gây ra suy thận cấp, vô niệu.
Dấu hiệu bị sỏi đường tiết niệu 

Trong nhiều trường hợp sỏi thận, sỏi có thể rất to, thậm chí thành sỏi san hô mà bệnh nhân không có triệu chứng gì, hoặc chỉ đau âm ỉ vùng hông lưng bên có sỏi, do đó nhiều bệnh nhân đến bệnh viện khi đã có biến chứng nhiễm trùng hoặc suy thận.
Sỏi không tắc nghẽn thường được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi khám bệnh tổng quát, hoặc đôi khi bệnh nhân có dấu hiệu tiểu máu.
Sỏi gây tắc nghẽn thường có triệu chứng đau vùng hông lưng. Trường hợp điển hình sẽ có cơn đau quặn thận do sỏi. Cơn đau có thể lan xuống bẹn, đùi tùy vị trí và mức độ bế tắc. Trong lúc đau quặn thận thường có kèm tiểu máu đại thể hoặc vi thể, buồn nôn, nôn, triệu chứng nhiễm trùng.
Sỏi bàng quang thường có biểu hiện lâm sàng là đau ở vùng hạ vị, tiểu ngắt quãng, tiểu khó, bí tiểu hoặc tiểu máu. Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng tiểu nhiều lần.
Một số loại nước uống dân gian giúp "đánh bay" sỏi đường tiết niệu

Nước cây bồ công anh
Loại thảo mộc có vị đắng này có tác dụng lợi tiểu đáng kinh ngạc, giúp cơ thể có thể loại bỏ chất thải hiệu quả hơn. Ngoài ra, bồ công anh cũng rất hữu ích trong việc làm dịu đường tiết niệu và đối phó với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nước râu ngô
Đây không chỉ là một loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu, làm sạch thận mà còn là một chất khử trùng mạnh đường tiết niệu. Râu ngô hỗ trợ thải chất độc qua thận và bàng quang, đồng thời có tác dụng giảm viêm.
Nước bông mã đề
Có tác dụng chữa các bệnh về sỏi, đặc biệt là sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu và sỏi thận. Nó có tác dụng bào mòn viên sỏi, khiến sỏi nhỏ dần, sau đó trôi dần theo đường tiểu mà ra ngoài.

Comments

Popular posts from this blog

(Sức khỏe mỗi ngày) Cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả trong mùa xuân

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cúm mùa là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng đặc trưng là sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tỉ lệ người mắc bệnh cúm có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân. Để chủ động phòng chống dịch cúm mùa, mới đây Bộ Y tế đã ra chỉ thị khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các nội dung sau: 1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. 2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. 3. Tiêm vắc xin cúm mùa để phòng bệnh. 4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. 5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

MEN IN ARMOR: EL GRECO AND PULZONE FACE TO FACE At The Frick

August 5 through October 26, 2014    El Greco (1541–1614) Vincenzo Anastagi, c. 1575 Oil on canvas 74 x 49 ⅞ inches The Frick Collection, New York Photo: Michael Bodycomb  El Greco’s Vincenzo Anastagi , acquired a century ago by Henry Clay Frick, is one of The Frick Collection’s most celebrated paintings and one of only two full-length portraits by the master. It was executed during the artist’s six-year stay in Rome, before he moved to Spain, where he spent the rest of his career. Much of the force of this work emanates from the resplendent half-armor worn by Anastagi. Rich highlights applied with broad brushstrokes accentuate the steel, its metallic sheen contrasting with the velvety texture of Anastagi’s green breeches and the dark crimson curtain.    Scipione Pulzone (c. 1540/42–98) Jacopo Boncompagni, 1574 Oil on canvas 48 x 39 ⅛ inches Private collection, courtesy of Jean-Luc Baroni Ltd. Photo: Michael Bodycomb  To mark the 400th anniversary of ...